KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2023

Ngày tạo: 13/01/2024 11:02:40 | Lượt xem: 226

/assets/admin/documents/Báo cáo t? ki?m tra ch?t lu?ng b?nh vi?n nam 2023.pdf

BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2023

(ÁP DỤNG CHO CÁC BỆNH VIỆN TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ)

Bệnh viện: --

Địa chỉ chi tiết: TDP. B'Nơ B, TT. Lạc Dương, H. Lạc Dương- T. Lâm Đồng, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng

Số giấy phép hoạt động:216 Ngày cấp: 28/8/2019

Tuyến trực thuộc: 3.Quận/Huyện

Cơ quan chủ quản: SỞ Y TẾ TỈNH LÂM ĐỒNG

Hạng bệnh viện: Hạng III

Loại bệnh viện: Đa khoa

TÓM TẮT KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

1. TỔNG SỐ CÁC TIÊU CHÍ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ: 83/83 TIÊU CHÍ

2. TỶ LỆ TIÊU CHÍ ÁP DỤNG SO VỚI 83 TIÊU CHÍ: 100%

3. TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHÍ ÁP DỤNG: 258 (Có hệ số: 278)

4. ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ: 3.09

(Tiêu chí C3 và C5 có hệ số 2)

KẾT QUẢ CHUNG CHIA THEO MỨCMức 1Mức 2Mức 3Mức 4Mức 5Tổng số tiêu chí
5. SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ ĐẠT:1164221383
6. % TIÊU CHÍ ĐẠT:1.2019.2850.6025.303.6183

Ngày.........tháng..........năm.........

NGƯỜI ĐIỀN THÔNG TIN
(ký tên)
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
(ký tên và đóng dấu)

BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2023

I. KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG

Mã sốChỉ tiêuBệnh viện tự đánh giá NĂM 2023Đoàn KT đánh giá NĂM 2023Chi tiết
A
PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)
A1
A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6)
A1.1
Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể
40
A1.2
Người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật
50
A1.3
Bệnh viện tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh
40
A1.4
Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời
30
A1.5
Người bệnh được làm các thủ tục, khám bệnh, thanh toán... theo đúng thứ tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên
30
A1.6
Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện
30
A2
A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5)
A2.1
Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường
40
A2.2
Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện
40
A2.3
Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt
50
A2.4
Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý
30
A2.5
Người khuyết tật được tiếp cận với các khoa/phòng, phương tiện và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện
30
A3
A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2)
A3.1
Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp
40
A3.2
Người bệnh được khám và điều trị trong khoa/phòng gọn gàng, ngăn nắp
40
A4
A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6)
A4.1
Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị
40
A4.2
Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
40
A4.3
Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch, chính xác
40
A4.4
Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế
20
A4.5
Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời
40
A4.6
Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp
30
B
PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (14)
B1
B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3)
B1.1
Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện
20
B1.2
Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện
20
B1.3
Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp của nhân lực bệnh viện
30
B2
B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3)
B2.1
Nhân viên y tế được đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp
40
B2.2
Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức
30
B2.3
Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực
40
B3
B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4)
B3.1
Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế
30
B3.2
Bảo đảm điều kiện làm việc, vệ sinh lao động và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế
40
B3.3
Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện
40
B3.4
Tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên y tế
40
B4
B4. Lãnh đạo bệnh viện (4)
B4.1
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công khai
30
B4.2
Triển khai văn bản của các cấp quản lý
30
B4.3
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện
30
B4.4
Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận
50
C
PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)
C1
C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2)
C1.1
Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện
30
C1.2
Bảo đảm an toàn điện và phòng chống cháy nổ
20
C2
C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2)
C2.1
Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học
30
C2.2
Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học
30
C3
C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2) (điểm x2)
C3.1
Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế
30
C3.2
Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn
30
C4
C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6)
C4.1
Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
30
C4.2
Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
30
C4.3
Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ rửa tay
40
C4.4
Đánh giá, giám sát và triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
30
C4.5
Chất thải rắn bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định
40
C4.6
Chất thải lỏng bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định
20
C5
C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (5) (điểm x2)
C5.1
Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật
30
C5.2
Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới
20
C5.3
Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng
30
C5.4
Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
30
C5.5
Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám sát việc thực hiện
30
C6
C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (3)
C6.1
Hệ thống điều dưỡng trưởng được thiết lập và hoạt động hiệu quả
30
C6.2
Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe phù hợp với bệnh đang được điều trị
30
C6.3
Người bệnh được chăm sóc vệ sinh cá nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện
30
C7
C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5)
C7.1
Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện
20
C7.2
Bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện
20
C7.3
Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện
30
C7.4
Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý
40
C7.5
Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện
20
C8
C8. Chất lượng xét nghiệm (2)
C8.1
Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh và giải phẫu bệnh
30
C8.2
Bảo đảm chất lượng các xét nghiệm
30
C9
C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6)
C9.1
Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược
20
C9.2
Bảo đảm cơ sở vật chất khoa Dược
30
C9.3
Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng
30
C9.4
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
30
C9.5
Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) kịp thời, đầy đủ và có chất lượng
30
C9.6
Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả
30
C10
C10. Nghiên cứu khoa học (2)
C10.1
Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học
20
C10.2
Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện và các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
20
D
PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)
D1
D1. Thiết lập hệ thống và cải tiến chất lượng (3)
D1.1
Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện
30
D1.2
Xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án cải tiến chất lượng bệnh viện
30
D1.3
Xây dựng văn hóa chất lượng
30
D2
D2. Phòng ngừa các sự cố khắc phục (5)
D2.1
Phòng ngừa nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh
20
D2.2
Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa và tiến hành các giải pháp khắc phục
40
D2.3
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa
20
D2.4
Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ
30
D2.5
Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã
20
D3
D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (3)
D3.1
Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh viện
30
D3.2
Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện
30
D3.3
Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
40
E
PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA
E1
E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4)
E1.1
Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh
20
E1.2
Bệnh viện thực hiện tốt hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản trước sinh, trong khi sinh và sau sinh
40
E1.3
Bệnh viện tuyên truyền, tập huấn và thực hành tốt nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và UNICEF
30
E2.1
Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa
10

II. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHUNG

KẾT QUẢ CHUNG CHIA THEO MỨCMức 1Mức 2Mức 3Mức 4Mức 5Điểm TBSố TC áp dụng
PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)0161023.6819
A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6)003213.676
A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5)002213.805
A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2)000204.002
A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6)011403.506
PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (14)026513.3614
B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3)021002.333
B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3)001203.673
B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4)001303.754
B4. Lãnh đạo bệnh viện (4)003013.504
PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)0923302.8335
C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2)011002.502
C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2)002003.002
C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2) (điểm x2)002003.002
C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6)013203.176
C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (5) (điểm x2)014002.805
C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (3)003003.003
C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5)031102.605
C8. Chất lượng xét nghiệm (2)002003.002
C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6)015002.836
C10. Nghiên cứu khoa học (2)020002.002
PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)036202.9111
D1. Thiết lập hệ thống và cải tiến chất lượng (3)003003.003
D2. Phòng ngừa các sự cố khắc phục (5)031102.605
D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (3)002103.333
PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA111102.504
E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4)011103.003

III. TÓM TẮT CÔNG VIỆC TỰ KIỂM TRA BỆNH VIỆN

11. Tổ chức đoàn, tiến độ thời gian và khối lượng công việc đã thực hiện : Trung tâm xây dựng kế hoạch số 164/KH-TTYT Kiểm tra chất lượng Bệnh viện năm 2023; Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện thực hiện đúng tiến độ. 2. Số lượng tiêu chí áp dụng, kết quả đánh giá chung, điểm, số lượng tiêu chí: - Tổng số các tiêu chí được áp dụng, đánh giá: 83/83 tiêu chí - Tỉ lệ tiêu chí áp dụng so với 83 tiêu chí: 100 phần trăm - Tổng số điểm của các tiêu chí áp dụng: 258 (Có hệ số: 278) - Điểm trung bình chung của các tiêu chí: 3.09 - Kết quả chung chia theo mức Mức 1: 1 tiêu chí, đạt 1.20 phần trăm ; Mức 2: 16 tiêu chí, đạt 19.28 phần trăm ; Mức 3: 42 tiêu chí, đạt 50.60 phần trăm ; Mức 4: 21 tiêu chí, đạt 25.30 phần trăm ; Mức 5: 3 tiêu chí, đạt 3.61 phần trăm . 3. Số lượng tiêu chí không áp dụng; mã và tên tiêu chí; nêu rõ lý do không áp dụng tại sao: Không có tiêu chí không áp dụng. 4. Đề xuất tên hoặc nội dung tiêu chí khác tương đương để thay thế tiêu chí không áp dụng để Bộ Y tế xem xét tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Bộ tiêu chí: Không.

IV. BIỂU ĐỒ CÁC KHÍA CẠNH CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

  • a. Biểu đồ chung cho 5 phần (từ phần A đến phần E)
  • b. Biểu đồ riêng cho phần A (từ A1 đến A4)
  • c. Biểu đồ riêng cho phần B (từ B1 đến B4)
  • d. Biểu đồ riêng cho phần C (từ C1 đến C10)
  • e. Biểu đồ riêng cho phần D (từ D1 đến D3)
  • V. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC ƯU ĐIỂM CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

    - Ưu điểm: Phòng xét nghiệm được tách riêng các khoa phòng khác, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các xét nghiệm sinh hóa, huyết học vi sinh
    - Bệnh viện có khuôn viên rộng, môi trường cảnh quan sạch đẹp, thông thoáng: cơ sở vật chất tương đối đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
    Một số tiêu chí ở mức tương đối cao như: Chỉ dẫn, tiếp đón, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh; Thực hiện tốt công tác sàng lọc cách ly người bênh truyền nhiễm đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện; Quản lý tốt hệ thống xử lý chất thải lỏng, khắc phục sửa chữa khu vực xử lý chất thải rắn bị xuống cấp.
    - Hồ sơ bệnh án quản lý ngăn nắp, khoa học, rõ ràng; kho lưu trữ hồ sơ bệnh án đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng, không bị ẩm thấp, mối mọt.
    - Hoạt động về nghiên cứu khoa học được khuyến khích thực hiện.
    - Xây dựng kế hoạch hoạt động của bệnh viện ngay từ đầu năm cũng như xây dựng các kế hoạch về chỉ tiêu, chuyên môn, nghiệp vụ và triển khai thực hiện đúng tiến độ theo các kế hoạch đã xây dựng.
    - Công tác khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị đã được triển khai thực hiện. Thực hiện nghiêm túc và kịp thời các quy định của Luật khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn; Triển khai tốt công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người mắc bệnh hiểm nghèo. Thực hiện tốt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao y đức, phục vụ tốt người bệnh tại các cơ sở khám và điều trị. Công tác thu dung, điều trị bệnh nhân từng bước được cải thiện cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.
    - Triển khai thực hiện một số nội dung trong 6 tháng năm 2023: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện 5S tại đơn vị; Xây dựng Phiếu tóm tắt thông tin điều trị tại tất cả các khoa phòng; xây dựng kế hoạch khảo sát thực hiện Vệ sinh tay, có báo cáo định kỳ; Đảm bảo duy trì công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn; Áp dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và quản lý Y tế trên phần mềm; Thực hiện KCB BHYT bằng Căn cước công dân gắn chip; Triển khai thu viện phí không dùng tiền mặt...
    - Tạo dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện cho nhân viên Y tế.
    - Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên Y tế theo đúng quy định của Nhà nước

    VI. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NHƯỢC ĐIỂM, VẤN ĐỀ TỒN TẠI

    1. Nguồn nhân lực:
    Tại Bệnh viện chưa bố trí được cán bộ của tổ Quản lý chất lượng bệnh viện làm việc 100 phần trăm thời gian, không kiêm nhiệm.
    Một số Bác sĩ chưa có chứng chỉ về Siêu âm, Điện tim cũng như Chứng chỉ về một số thủ thuật chuyên khoa sâu.
    Số lượng người làm việc được giao cho đơn vị chưa đáp ứng đủ số lượng người làm việc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV.
    Đời sống vật chất của một số cán bộ viên chức còn gặp nhiều khó khăn nên vẫn chưa an tâm công tác, có nhân viên y tế đã xin nghỉ việc.
    2. Về công tác điều trị:
    Địa bàn huyện phân tán, có 5/6 xã cách xa TTYT huyện, giao thông đi lại của một số xã về huyện còn khó khăn cũng như thông tuyến bảo hiểm y tế và một số người dân không còn được hỗ trợ BHYT, do vậy bệnh nhân tự vượt tuyến khám, chữa bệnh còn cao.
    Phong cách ứng xử, trình độ chuyên môn của một số cán bộ viên chức từng lúc chưa đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh.
    Một số văn bản hướng dẫn và triển khai của các bộ ngành liên quan trong lĩnh vực khám chữa bệnh và thanh toán BHYT còn chồng chéo, chưa thống nhất nên còn khó khăn cho cơ sở thực hiện.
    Chưa triển khai thực hiện Bệnh án điện tử.
    3. Cơ sở vật chất, Trang thiết bị:
    Các cơ sở y tế từ tuyến huyện tới xã đã xuống cấp gây thấm dột, đặc biệt các hạng mục cơ bản.
    Hệ thống máy tính hỗ trợ thực hiện phần mềm khám, chữa bệnh, thống kê báo cáo... còn thiếu, và cũ hư hỏng nhiều.
    Chưa thành lập được đơn nguyên Chuyên khoa Sản, Chuyên khoa Ngoại, chuyên khoa Nhi..., hiện tạo đang ở hình thức lồng ghép một số chuyên khoa.
    Thiếu trang thiết bị cho một số chuyên khoa (Ngoại - Sản, Da liễu, phòng tiểu phẫu....) Nhiều trang thiết bị đã được đầu tư nay đã xuống cấp hư hỏng nặng như: Siêu âm, máy X-Quang cao tần và máy rửa phim… thường xuyên hư hỏng gây khó khăn trong hổ trợ khám, chữa bệnh.
    Một số kỹ thuật cao phục vụ khám, chữa bệnh chưa được thực hiện, cũng như đời sống thu nhập của nhân viên còn thấp.

    VII. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

    Tiếp tục Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng, tổ, mạng lưới Quản lý CLBV; Hội đồng Thuốc và Điều trị; Hội đồng Nghiên cứu khoa học.
    Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cải tiến chất lượng bệnh viện từ các khoa, phòng.
    Đào tạo nhân lực, đặc biệt là các chuyên khoa như: QLBV, Hồi sức cấp cứu; Nhi, Dinh dưỡng; Ngoại; Da liễu... Đề xuất cán bộ đi đào tạo ngắn hạn về Siêu âm, Điện tim...
    Đầu tư, triển khai phần mềm phân hệ, phục vụ cho công tác chuyên môn như: Quản lý TTBYT, Nhân sự, Đào tạo, Chỉ đạo tuyến…
    Thành lập và triển khai phòng mổ khoa khoa Ngoại, khoa Dinh dưỡng tiết chế, Chuyên khoa Nhi...
    Xây dựng lộ trình thực hiện Xã hội hóa Y tế.
    Tích cực chỉ đạo và triển khai nghiên cứu khoa học, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học , sáng kiến cải tiến kỹ thuật thành công vào phục vụ cho cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

    VIII. GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH, THỜI GIAN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

    1. Công tác khám chữa bệnh
    Phát triển danh mục kỹ thuật theo phân tuyến, danh mục kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân tại địa phương.
    Tổ chức triển khai chế độ luân phiên cán bộ tuyến trên xuống hỗ trợ tuyến dưới theo Quyết định 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 18/2014/TT-BYT của Bộ Y tế.
    Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Phát huy hiệu quả hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, tăng cường kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định kỹ thuật; hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc và công nghệ y tế; thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm các tai biến, sai sót chuyên môn, bảo đảm an toàn cho người bệnh.
    Thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng bệnh viện phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
    Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh.
    2. Công tác quản lý dược
    Lập hồ sơ, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc, vật tư, hóa chất…cho các đơn vị. Bảo đảm cung ứng đủ thuốc phòng, chữa bệnh có chất lượng kể cả có tình huống thiên tai, bão lũ; thực hiện tốt công tác đấu thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư…tại các cơ sở.
    Tăng cường quản lý chất lượng thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Bảo đảm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn đạt các tiêu chuẩn GMP, GSP, GDP, GLP;
    3. Tổ chức triển khai Đề án xã hội hóa công tác y tế giai đoạn 2021 – 2025 trên các lĩnh vực phòng và chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, chủ động phối hợp với các ban ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
    4. Thực hiện tốt quy định về Y đức và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, các quy chế chuyên môn tại các cơ sở điều trị. Cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở các tuyến, thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội và từng bước thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh, đặc biệt là khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi gắn với thực hiện chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
    5. Thực hiện tốt quy chế dân chủ và cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ ngành. Tin học hóa các lĩnh vực quản lý ngành và họat động chuyên môn; thực hiện tốt quy trình 1313 của Bộ Y tế để làm giảm phiền hà cho bệnh nhân.
    6. Tăng cường công tác đào tạo mới, đào tạo liên tục, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế, đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến và luân chuyển cán bộ, chuyển giao kỹ thuật thích hợp cho tuyến y tế cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

    IX. KẾT LUẬN, CAM KẾT CỦA BỆNH VIỆN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

    Thực trang tình hình của bệnh viện hiện nay một số mặt triển khai chất lượng bệnh viện còn hạn chế và một số tiêu chí còn đạt ở mức còn thấp,
    Để hoạt động của bệnh viện trong thời gian tiếp theo đạt được hiệu quả cao: Ban lãnh đạo bệnh viện, Tập thể Cán bộ, Y, Bác sĩ, nhân viên Y tế trong bệnh viện tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được và phấn đấu khắc phục những tồn tại khó khăn vướng mắc trong những năm qua, Từng bước xây dựng và cải tiến chất lượng bệnh viện để để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại địa phương.